Điều trị và kiểm soát COVID-19

Hiện tại, vẫn chưa có có phương pháp hoặc thuốc đặc trị hiệu quả cho bệnh virus corona 2019 (COVID-19), do virus SARS-CoV-2 gây ra.[1][Cần cập nhật][2] Sau một năm kể từ khi đại dịch bùng phát, các vắc-xin có hiệu quả cao hiện đã được giới thiệu và bắt đầu làm chậm sự lây lan của SARS-CoV-2; tuy nhiên, đối với những người đang chờ tiêm chủng, cũng như đối với hàng triệu người (con số ước tính) bị suy giảm miễn dịch không có khả năng đáp ứng mạnh mẽ với tiêm chủng, việc điều trị vẫn đóng một vai trò quan trọng.[3] Do vậy, sự thiếu tiến triển trong việc phát triển các phương pháp đặc trị hiệu quả đồng nghĩa với việc: nền tảng của việc kiểm soát COVID-19chăm sóc hỗ trợ hay điều trị triệu chứng, bao gồm điều trị để làm giảm các triệu chứng, thay thế dịch lỏng, liệu pháp oxy, thay đổi tư thế sang nằm sấp khi cần thiết, cũng như sử dụng các loại thuốc hoặc thiết bị để hỗ trợ những cơ quan thiết yếu trong cơ thể.[4][5][6]Hầu hết các ca mắc COVID-19 đều chỉ mức nhẹ hoặc vừa. Trong những trường hợp này, chăm sóc hỗ trợ bao gồm sử dụng thuốc như paracetamol hoặc NSAID để giảm các triệu chứng (sốt, đau nhức cơ thể, ho) cũng như thực hiện hiệu quả các biện pháp như bổ sung dịch lỏng, nghỉ ngơi và thở bằng mũi.[7][2][8][9] Vệ sinh cá nhân tốt và một chế độ ăn uống lành mạnh cũng được khuyến khích.[10] Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo những ai nghi ngờ mình mang virus nên tự cách ly ở nhà và đeo khẩu trang.[11]Những người với biểu hiện nặng hơn có thể sẽ cần phải điều trị tại bệnh viện. Ở những người có mức oxy thấp, glucocorticoid dexamethasone được khuyến nghị sử dụng, vì nó có thể làm giảm nguy cơ tử vong.[12][13][14] Thông khí không xâm lấn và nặng hơn là, nhập viện khu hồi sức tích cực để thở máy là các biện pháp có thể cần trong hỗ trợ hô hấp.[15] Trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể (ECMO) đã được sử dụng để giải quyết vấn đề suy hô hấp, nhưng lợi ích của nó vẫn đang được xem xét.[16][17] Một số trường hợp bệnh diễn tiến nặng là do quá trình viêm nhiễm toàn thân, được gọi bằng cái tên là bão cytokine.[18]Một số phương pháp điều trị thử nghiệm đang được tích cực nghiên cứu trong các thử nghiệm lâm sàng.[1][19] Có một số phương pháp từng được cho là có triển vọng sớm trong đại dịch, chẳng hạn như sử dụng hydroxychloroquine hay lopinavir/ritonavir, nhưng các nghiên cứu sau đó chỉ ra rằng chúng không thực sự hiệu quả, thậm chí là có thể gây hại.[1][20][21] Mặc dù các nghiên cứu đang được tiến hành, vẫn chưa có đủ bằng chứng chất lượng tốt để khuyến nghị điều trị sớm.[20][21] Tuy vậy, tại Hoa Kỳ, hai liệu pháp dựa trên kháng thể đơn dòng đã có sẵn để sử dụng sớm trong những ca mắc được cho là có nguy cơ cao tiến triển thành bệnh nặng.[21] Remdesivir với khả năng kháng virus hiện đã có sẵn ở Hoa Kỳ, Canada, Úc và một số quốc gia khác, với các hạn chế sử dụng khác nhau; tuy nhiên, loại thuốc không được khuyến khích cho những người cần thở máy và hoàn toàn không được khuyến khích bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO),[22] do bằng chứng hạn chế về tính hiệu quả của nó.[1]Một số người có thể gặp các triệu chứng dai dẳng hoặc tàn tật sau khi phục hồi sau phơi nhiễm; tình trạng này được gọi là hội chứng COVID kéo dài. Những thông tin về cách kiểm soát và phục hồi tốt nhất cho những trường hợp này vẫn còn rất hạn chế.[15]WHO, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, Viện Quốc gia về Y tế và Chăm sóc Xuất sắc Vương quốc Anh, và Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, cùng với các cơ quan và tổ chức khác trên toàn thế giới, đều đã công bố các khuyến nghị và hướng dẫn chăm sóc người bị COVID‑19.[23][24][15][25] Các nhà nghiên cứu triệu chứng và các bác sĩ chuyên khoa phổi ở Hoa Kỳ đã tổng hợp các khuyến nghị điều trị từ các cơ quan khác nhau thành một nguồn tài liệu miễn phí, có tại IBCC.[26][27]